Phủ Tây Hồ và những điều không phải ai cũng biết

Một trong những địa điểm du khách nhất định phải đến chính là phủ Tây Hồ. Đây cũng là nơi linh thiêng với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ. Hãy cũng Vi Vu khám phá nhé!

Vị trí của phủ Tây Hồ

Đây là một chón linh thiêng để người dân thờ cúng Mẫu Tam Tứ Phủ. Du khách khi đến đây nhất định sẽ không khỏi trầm trồ thán phục về mảnh đất địa linh nhân kiệt này. Đồng hành cùng lịch sử của Hà Nội, phủ cũng có những câu chuyện rất riêng.

Nằm giữa Hồ Tây, phủ thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Phủ thờ Liễu Hạnh công chúa – một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng. Và vị công chúa này cũng là một nhân vật trong truyền thuyết.

Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ

 

Theo truyền thuyết phủ được xây dựng vào thế kỷ 17 hoặc muộn hơn. Bởi khi di tích của Thăng Long ra đời đầu thế kỷ 20, các sách nói đều chưa nhắc đến nơi này. 

Phủ Tây Hồ thờ ai?

Phủ thờ Chúa Liễu Hạnh – một trong 4 vị chúa bất tử. Là thánh của tín ngưỡng tứ phủ hay chinh là thờ Mẫu, đây đều là tín ngưỡng lâu đời của Việt Nam. 

Tục truyền rằng bà là Quỳnh Hoa – con gái thứ hai của Ngọc Hoàng. Thế nhưng nàng lại bị đày xuống trần gian bởi vì làm vỡ ly ngọc quý. Nàng đã chu du, khám phá mọi miền và dừng lại ở Tây Hồ. Phát hiện nơi này địa linh sơn thuỷ hữu tình, nàng mở quán nướnc vui thú văn chương giữa thiên nhiên đất trời.

Người tiên nữ ấy đã một đời giúp dân an cư lạc nghiệp, diệt trừ ma quái và cả tham quan. Đến triều Nguyễn bà được phong là “mẫu nghi thiên hạ”, và trở thành một trong bốn vị thánh bất từ của Việt Nam.

Phủ cũng chính là nơi hội ngộ lần thứ hai của công chúa Liễu Hạnh và trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Có duyên tiền kiếp, trạng trong lần đi thuyền trên hồ lại thấy cảnh đẹp nên ghé vào quán nước. Tâm đầu ý hợp, họ cũng vịnh bài “Tây Hồ ngự quán”.

Phủ Tây Hồ thờ ai
Phủ Tây Hồ thờ ai

Chẳng biết tiên chúa ở lại bao lâu. Chỉ biết khi trạng quay trở lại tìm nàng thì đã không còn thấy người nữa. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, trang lập đền thờ cho người tri âm. Đây cũng chính là câu chuyện ly kỳ về phủ Tây Hồ. 

Kiến trúc của Phủ

Công trình của Phủ bao gồm cổng tam quan, kiến trúc chính là Tam toà thánh mẫu.

Phủ chính có quy mô lớn nhất. Mặt trước có cửa tam quan 2 tầng, mái giữa có ghi “Tây Hồ hiển tích”. Từng đường nét của của đều được trang trí tỉ mỉ, công phu. Bốn cánh cửa giữa phần trên chạm tứ quý, phần dưới chạm tứ linh, giữa chạm đào thọ.

Qua tam quan là phương đình 2 tầng, 8 mái. Nhà tiền tế, hậu cung xây sát sau phương đình. Kế đến là Điện Sơn Trang 3 tầng, 8 mái cong. lòng nhà có 2 tầng, tầng trên thờ Quan Âm, tầng dưới là 3 động Sơn Trang chiếm 3 gian.

Di tích Phủ Tây Hồ hiện còn lưu giữ được khối di vật khá phong phú. Tất cả đều mang giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật thuộc thế kỷ XIX, XX. Chẳng hạn như  bộ tượng tròn gần 300 pho, hoành phi hay câu đối.

Đặc sắc nhất là bức đại tự ghi: “Thiên tiên trắc giáng” (Tiên trời xuất hiện) và bức hoành phi ở cửa cung đề: “Mẫu nghi thiên hạ” (làm mẹ của cả thiên hạ).

Phủ Tây Hồ mở cửa lúc nào?

Nơi này mở hội vào 2 ngày lễ chính là mùng 3 tháng 3 Âm lịch và 13 tháng 8 Âm lịch. Tuy nhiên, ngoài 2 ngày hội chính này, phủ vẫn mở cửa hằng ngày để đón khách du lịch gần xa. Cụ thể, lịch mở cửa phủ Tây Hồ và giờ mở cửa phủ Tây Hồ như sau:

Những ngày lễ ở Phủ Tây Hồ
Những ngày lễ ở Phủ Tây Hồ

Đối với những ngày bình thường, phủ đều mở cửa từ 5h đến 19h để đảm bảo thời gian thờ cúng và tham quan của khách du lịch.

Vào 2 ngày lễ chính là ngày 03/03 Âm lịch và 13/8 Âm lịch, phủ sẽ đóng cửa muộn hơn do lượng du khách đến làm lễ và tham quan tăng đột biến.

Phủ Tây Hồ cũng là một địa chỉ du lịch được rất nhiều người yêu thích. Đặc biệt trong những chuyến đi chơi, bạn có thể đến nơi này. Sau đó ghé qua ăn bánh tôm Hồ Tây hoặc thưởng thức thịt nướng chuẩn vị ở Meat Plus Hồ Tây.

Xem thêm: Review Meat Plus Hồ Tây | Không gian, Giá, Menu thịt nướng Hàn Quốc

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0879.772.773