Dù kinh doanh bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ gì và áp dụng mô hình kinh doanh nào, thương hiệu luôn gắn liền với rủi ro. Riêng đối với mô hình kinh doanh nhượng quyền. Do đặc thù chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và chuyển giao công nghệ cho đối tác nhận nhượng quyền độc quyền, khu vực hay thứ cấp. Rủi ro cũng theo đó tăng lên.
Cách đây không lâu, vụ đối tác nhận nhượng quyền Breadtalk. Thương hiệu bánh mì của Singapore tại Hồng Kông có liên quan đến việc sử dụng dầu bẩn của Công ty Chang Guann (Đài Loan) bị đăng tải lên một tờ báo mạng. Ngay lập tức, cả hệ thống Breadtalk tại tất cả các nước trong khu vực đều bị vạ lây. Dù thật sự họ vẫn áp dụng đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và dù họ chẳng liên quan gì đến Chang Guann.
Câu chuyện này đặt ra vấn đề làm thế nào để quản lý rủi ro khi nhượng quyền qua các cấp? Để trả lời câu hỏi này, các doanh nghiệp nhượng quyền nhất thiết phải lưu ý một số vấn đề:
Nội Dung
1. Đánh giá và chọn nhà cung cấp chiến lược
Doanh nghiệp nhượng quyền nào cũng có những bí mật kinh doanh. Đó chính là cốt lõi tạo nên sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ. Giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong định vị so với đối thủ cạnh tranh.
Để có thể bảo toàn bí mật kinh doanh này khi nhượng quyền, doanh nghiệp nhượng quyền luôn độc quyền. Cung cấp một số nguyên vật liệu hoặc hàng hóa quan trọng được sử dụng nhiều nhất. Cũng như có đóng góp quan trọng nhất vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng.
Đây là những nhà cung cấp chiến lược có khả năng phân phối vươn xa. Theo sự phát triển thị trường địa lý của doanh nghiệp khi nhượng quyền.
Việc chọn nhà cung cấp chiến lược đòi hỏi doanh nghiệp phải kiểm tra, đánh giá chuỗi cung ứng và tiêu chuẩn chất lượng của nhà cung cấp theo tiêu chuẩn địa phương và quốc tế. Do hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu, khâu đánh giá và chọn nhà cung cấp chiến lược thường được doanh nghiệp thực hiện tốt hơn và kiểm soát rủi ro tốt nhất.
Tuy nhiên, rủi ro luôn tồn tại và không một doanh nghiệp nào có thể chắc chắn 100% không có rủi ro. Nhà cung cấp chiến lược nào cũng phụ thuộc vào các nhà cung cấp khác trong chuỗi cung ứng của họ. Cho nên, đâu đó trong các mắt xích kéo dài, rủi ro vẫn luôn rình rập.
2. Nhà cung cấp phi chiến lược
Ngoài những nguyên vật liệu và hàng hóa cốt lõi. Doanh nghiệp nhượng quyền thường cho phép bên nhận nhượng quyền chọn và sử dụng nhà cung cấp địa phương đối với các nguyên vật liệu và hàng hóa thứ yếu. Hoặc các nguyên vật liệu, hàng hóa cần sự tươi sống, có thời gian sử dụng ngắn ngày và có sẵn ở thị trường địa phương. Đây chính là đặc thù tạo ra nhiều rủi ro nhất trong mô hình nhượng quyền.
Các bê bối dầu bẩn gần đây chính là ví dụ điển hình về việc các đối tác nhận nhượng quyền của Breadtalk, Starbucks, 7-Eleven trực tiếp hay gián tiếp đã lựa chọn nhà cung cấp địa phương.
3. Tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn trong chế biến và phục vụ
Đôi khi, rủi ro không liên quan gì đến chất lượng đầu vào hay trong các khâu sản xuất, chế biến của nhà cung cấp. Nguyên vật liệu, thành phẩm, hoặc bán thành phẩm có thể bị hư tổn trong quá trình đóng gói, vận chuyển, giao nhận, lưu kho, lưu trữ. Hoặc đơn giản là trong quá trình chế biến tại cửa hàng, chi nhánh trước khi đưa ra phục vụ.
Do đó, tiêu chuẩn quy định và công việc kiểm tra, ghi nhận chi tiết là vô cùng cần thiết. Giúp doanh nghiệp có thể theo dõi và phát hiện những rủi ro có thể xảy ra. Chẳng hạn, khi nhà cung cấp giao nhận nguyên vật liệu hay thành phẩm, người nhận cần kiểm tra hàng hóa theo bảng liệt kê kiểm hàng. Kiểm tra các chi tiết theo yêu cầu như nhiệt độ, màu sắc, bao bì, mùi hương…
Trên lý thuyết, đây là quy trình chuẩn và bắt buộc phải thực hiện. Còn thực tế, do nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu đề ra. Vô hình trung góp phần tạo rủi ro cho thương hiệu.
Ngoài những rủi ro trong chuỗi cung ứng từ đầu vào đến đầu ra khi phục vụ khách hàng. Có những rủi ro hoàn toàn khách quan do tính đa dạng của các giá trị văn hóa, xã hội theo khu vực địa lý. Dẫn đến những nhận thức khác nhau về ý nghĩa, thông điệp của những chương trình quảng bá, quảng cáo.
Điển hình, tháng 12/2012, doanh nghiệp nhận nhượng quyền của Gloria Jeans Coffees Việt Nam. Đăng tải chương trình khuyến mãi dành cho phái nữ có chiều cao từ 1,65m.
Trong vòng 2 tiếng đồng hồ sau khi bên nhận nhượng quyền đăng tải chương trình này lên Facebook tại Việt Nam. Công ty nhượng quyền Gloria Jeans Coffees International tại Úc đã nhận ngay email, điện thoại phản đối từ báo chí và khách hàng tại Việt Nam và trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Về chương trình gọi là “khuyến mãi kỳ thị” này. Ngay sau đó, chương trình bị đình chỉ và công ty mẹ phải gởi thông cáo báo chí xin lỗi khách hàng.